Pages

Ads 468x60px

Wednesday 28 February 2018

Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé



Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé?


Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé - wonderkids montessori school
Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé


Tôi thường nghe mọi người phàn nàn rằng con lớn nhà mình thường trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ mang bầu hay sinh em. Không chỉ khi mẹ sinh em bé, trẻ nhỏ cũng thường trở nên nhõng nhẽo hơn khi môi trường xung quanh các bé thay đổi, ví dụ như khi gia đình bạn chuyển nhà hay khi con bạn bắt đầu đi mẫu giáo...

Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc tại sao các bé lớn trong nhà thường trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ mang thai hay sinh em bé nhé.

Biểu hiện thường gặp của trẻ nhỏ khi mẹ có em bé

Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé - wonderkids montessori school

Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé


Đòi mẹ làm hộ những việc mà trước đây mình tự làm
Trở nên bướng bỉnh và chống đối
Khóc đêm
Đòi mẹ bế và âu yếm nhiều hơn
Đánh em
Tỏ ra cáu kỉnh hay khó chịu khi mẹ cho em bú
Nói là trở nên trẻ con hơn thì có lẽ mọi người sẽ dễ nghĩ rằng trẻ con đứa nào chả thế, nhưng thực ra hiện tượng này còn xảy ra ở cả những bé đã lên tiểu học. Có thể nói, mẹ sinh em bé là một biến đổi khá lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con bạn. Trong trường hợp này, dù không biểu hiện ra mặt nhưng các bé hơi lớn một chút cũng sẽ có những biểu hiện như cắn móng tay hay đái dầm...

Tại sao trẻ lại có những biểu hiện như vậy?
Hiện tượng trẻ nhỏ đột nhiên trở nên nhõng nhẽo hay trẻ con hơn thường xảy ra khi trẻ gặp phải điều gì đó khiến bản thân cảm thấy bất an. Chính vì cảm thấy bất an nên các bé mới mong được mẹ an ủi, vỗ về. Vì vậy, trẻ nhỏ thường sẽ trở nên nhõng nhẽo, trẻ con hơn để thu hút sự chú ý của mẹ, để có thể cảm nhận được mẹ vẫn yêu mình chứ không phải là vì các bé muốn làm phiền mẹ đâu.

Nên làm gì khi con tỏ ra nhõng nhẽo?


Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé - wonderkids montessori school

Con đột nhiên trở nên trẻ con, nhõng nhẽo hơn khi mẹ có em bé


Vì những lý do kể trên mà có thể nói rằng biện pháp tốt nhất bạn có thể thực hiện khi con đột nhiên trở nên nhõng nhẽo là “loại bỏ cảm giác bất an của con” hay “để con cảm nhận được tình yêu của bạn nhiều hơn”.

Tôi cũng đã từng gặp phải điều này với mấy đứa bé nhà mình. Ở nhà tôi, khi em bé khóc, tôi sẽ hỏi con lớn “Em con khóc rồi kìa. Hay em đói rồi, con bảo mẹ phải làm gì bây giờ?”, con lớn nhà tôi nghĩ một lúc rồi nói “Mẹ phải bế em lên”, “Hay mẹ cho em bú đi”... Nhờ thế, con lớn nhà tôi sẽ biết rằng tiếp đến tôi sẽ bế em bé lên, và sẽ cho rằng hành động này không phải là vì tôi ưu tiên em bé mà vì bé đã trả lời như vậy nên tôi mới bế em. Tôi cũng thường khen ngợi con sau khi bé trả lời “Đúng là em đói rồi nhỉ. Ừ để mẹ cho em bú nhé, cảm ơn con!”.

Bạn cũng nên dành ra khoảng thời gian riêng cho hai mẹ con dù chỉ là 20 phút ngắn ngủi. Con lớn nhà tôi đã tỏ ra rất vui vẻ khi thỉnh thoảng tôi nhờ chồng hay ông bà trông em rồi dắt riêng bé đi mua đồ ở siêu thị.

Tôi cũng thường nghe mọi người nói rằng “Nên nói chuyện thẳng thắn với con” khi con đột nhiên trở nên nhõng nhẽo. Thế nhưng, thực ra mỗi đứa trẻ đều sẽ biểu hiện sự “nhõng nhẽo” của mình theo một cách khác nhau, bởi vậy phương pháp xử lý hiệu quả đối với mỗi bé cũng sẽ khác nhau. Thêm vào đó, khi vừa sinh em bé xong, các mẹ sẽ trở nên vô cùng bận rộn và có lẽ sẽ chẳng còn thời gian cho điều này.

Bởi vậy, bạn nên thể hiện bằng lời nói và cả hành động để con lớn của bạn có thể cảm nhận được rằng “Mẹ yêu con”, “Mẹ rất hạnh phúc khi có con”. Bạn có thể thường xuyên ôm con, cùng vẽ tranh với con khi em bé ngủ, nhờ chồng trông con bé để đi tắm cùng con lớn... và luôn hành động để con lớn cảm nhận được sự nhẹ nhõm và biết ơn của bạn mỗi khi bé ngoan ngoãn. Điều quan trọng là bạn cần luôn chú ý đến cách cư xử và tiếp xúc của mình với con.

Bạn cũng không nên làm quá sức mình, hãy nhờ cậy những người thân trong gia đình khi cần sự trợ giúp. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười!



------------------------------------------------------------------------
 Contact:
Wonderkids Montessori School
 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.

Bí quyết giúp mẹ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 của bé


Bí quyết giúp mẹ vượt qua “khủng hoảng tuổi lên 2” của bé




 Chào các bạn.

Chắc rằng khi nuôi con nhỏ, sẽ có giai đoạn con bạn khá bướng bỉnh, vừa khóc vừa nằng nặc kêu gào “Không mặc đâu!”, “Không đánh răng đâu!”… và luôn tỏ thái độ bất hợp tác với tất cả mọi việc. Để giúp các bố mẹ đang đau đầu về vấn đề này, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn về thời kỳ nổi loạn đầu đời của trẻ mang tên “khủng hoảng tuổi lên 2”.

Thế nào là “khủng hoảng tuổi lên 2”?
Điều gì đang diễn ra trong tâm lý của các bé ở độ tuổi này?





Thời kỳ nổi loạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ thường không giống nhau. Dù vậy, nhìn chung các bé bắt đầu có biểu hiện của thời kỳ này từ khoảng 1 tuổi rưỡi, và tỏ ra bướng bỉnh nhất khi được khoảng 2 tuổi. Trong mắt người lớn chúng ta, thời kỳ này trẻ nhỏ chỉ biết bướng bỉnh. Thế nhưng điều này lại chính là cột mốc đánh dấu việc bé đã biết bày tỏ ý kiến của bản thân. Cũng có thể nói đây chính là dấu hiệu chứng tỏ bé đang phát triển bình thường.

Khi đã qua thời kỳ còn ẵm ngửa phải dựa dẫm vào bố mẹ và bước lên 2 tuổi, lúc này bên trong trẻ nhỏ bắt đầu hình thành “cái tôi”. Các bé bắt đầu nhận thức được sự tồn tại của bản thân mình. Khi “cái tôi” dần được hình thành cũng là lúc trẻ nhỏ bắt đầu có tâm lý “muốn nói ra suy nghĩ của mình” hay “muốn làm mọi thứ theo ý mình”. Chính vì thế, đây cũng là thời điểm các bé đột nhiên trở nên không hợp tác trong hầu hết mọi việc.

Mong muốn được tự mình thử làm mọi thứ càng lớn thì trẻ nhỏ càng không thích được người khác làm giúp những việc như mặc quần áo hộ hay giúp đỡ khi đi vệ sinh... Và các bé sẽ bày tỏ mong muốn được tự làm mọi thứ nhiều hơn. Đây chính là đặc điểm nổi bật của thời kỳ này.

Mặc dù đã biết tự đưa ra ý kiến của bản thân nhưng vẫn cần phải thêm một thời gian nữa bé mới có thể biết suy nghĩ đến tâm trạng của người khác cũng như hoàn cảnh xung quanh lúc bày tỏ ý kiến của mình. Bởi vậy mà chuỗi ngày với điệp khúc “Không muốn! Không chịu đâu!”, “Ứ đâu, con tự làm cơ...!” của trẻ sẽ diễn ra trong một thời gian khá dài đến mức nhiều bậc phụ huynh phải bó tay với con mình.

3 cách xử lý “khủng hoảng tuổi lên 2” của trẻ




Cho con biết bạn hiểu cảm giác của con
Trước tiên, hãy đón nhận cảm xúc của con và nói cho con biết bạn hiểu cảm giác của con lúc này “Con không thích à?”, “Con muốn tự mình làm à?”... Khi thấy cha mẹ hiểu mình, đồng cảm với suy nghĩ của mình hoặc chủ động muốn biết suy nghĩ của mình thì trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và bình tĩnh trở lại.

Hãy nhường con
Để đối phó với thái độ bất hợp tác trước mọi thứ của con, nhiều khi người lớn chúng ta lại thường áp đặt ý kiến của mình và bắt con phải làm theo. Chẳng hạn như bạn đã bao giờ trải qua tình huống con cứ nhõng nhẽo, khóc đòi ăn kẹo trong lúc đang ăn cơm còn bạn thì ép con ăn đủ thứ? Tất nhiên nếu việc gì cũng làm theo ý con thì cũng không phải là điều tốt, nhưng tùy tình huống mà bạn có thể cho phép con “Hôm nay ngoại lệ mẹ cho con ăn kẹo nhưng sau khi ăn xong, con phải ăn cơm đấy nhé!”. Thỉnh thoảng chiều con một tí, làm theo mong muốn của con một tí cũng không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng.

Thế nhưng, chắc rằng sẽ có tình huống mà bạn không thể nhân nhượng với con được. Khi đó, bạn chỉ cần yêu cầu con thực hiện là được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một khi đã quyết định thì bạn nên duy trì thái độ kiên quyết và nhất quán đối với mọi việc.

Chấp nhận cả việc bé có thể đòi tự mình làm hoặc nhờ bạn làm giúp
2 tuổi là thời kỳ mà trẻ nhỏ có thể lúc thì đòi “Con muốn làm cơ...” lúc thì nhõng nhẽo “Làm hộ con cơ...”. Có thể nói đây chính là thời điểm trẻ vẫn còn ở ngưỡng cửa của sự tự lập và sự phụ thuộc. Bởi vậy, khi con nói muốn tự mình làm, hãy cho con làm và ở bên cạnh để hướng dẫn bé trong phạm vi mà thời gian của bạn cho phép. Còn khi con nhõng nhẽo “Mẹ làm giúp con cơ” thì bạn hãy nhẹ nhàng đáp ứng yêu cầu đó của bé nhé.

Đối với người lớn, “khủng hoảng tuổi lên 2” giống như mê cung không có lối thoát. Tuy thế, chỉ cần bạn chăm sóc và dạy dỗ con chu đáo trong quãng thời gian này thì bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn về mặt tinh thần và trở nên hòa nhã hơn khi được 3 - 4 tuổi. Do đó, bạn không cần phải coi đây là vấn đề gì nghiêm trọng mà nên bình tĩnh đối mặt với sự bướng bỉnh của con thời kỳ này.



----------------------------------------------------------------------------

 Contact:
 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.

Thursday 8 February 2018

Phải chiều con như thế nào cho đúng



Phải nuông chiều con như thế nào cho đúng ?


 



Chắc hẳn nhiều bà mẹ cảm thấy thật khó để xác định được ranh giới của việc chiều con và luôn cảm thấy đau đầu không biết nên chiều con mình đến mức nào thì được.
Khi con bạn nhõng nhẽo “Bế con...” rồi trèo lên đầu gối bạn thì đây chính là dấu hiệu con bạn muốn làm nũng. Sự làm nũng này của bé chính là bằng chứng bé cần tình yêu thương của cha mẹ. Bởi vậy, vào lúc này, bạn hãy để bé làm nũng hết mức có thể nhé.
“Con muốn được mẹ yêu”
“Con muốn cảm nhận hơi ấm của mẹ”
“Con muốn bố yêu con”
Khi bé muốn được cha mẹ yêu thương, bé sẽ làm nũng cha mẹ.
Khi bé nhõng nhẽo “Làm ... cho con đi!!!”, hay khi bé bướng bỉnh vì gặp việc gì đó không đúng ý “Con không muốn!!!” cũng là lúc bé muốn được cha mẹ yêu thương, muốn cảm nhận được tình yêu của cha mẹ.
Nếu được cha mẹ đón nhận hành động làm nũng này thì nỗi buồn và bất an trong bé sẽ biến mất ngay. Lúc này, tâm hồn của bé sẽ tràn ngập tình yêu thương của cha mẹ và bé sẽ cảm thấy an tâm rằng “Mình được cha mẹ yêu quý”, nhờ đó bé sẽ có được sự tự tin vào bản thân mình.
Hơn thế nữa, sự an tâm này sẽ tạo nên động lực cho bé “Mình phải cố gắng lên mới được!” và giúp bé trở nên tự lập.
Sẽ thế nào nếu bé không được cha mẹ yêu thương?




Ngược lại, nếu con bạn muốn được cha mẹ yêu thương mà cha mẹ lại không làm thì điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của con bạn khi bé lớn lên?
Nếu cha mẹ không thỏa mãn tình cảm của bé, bé sẽ mang lòng bất mãn và tức giận đối với cha mẹ. Bé sẽ nghĩ mình là người không đáng được yêu thương và dần dần mất tự tin.
Bên cạnh đó, nếu bé cảm thấy cha mẹ yêu thương mình chưa đủ, bé sẽ cảm thấy bất mãn và tức giận không chỉ với cha mẹ mà cả với những người xung quanh, bé sẽ trở nên hung hãn và có ý nghĩ mình là người bị hại. Thậm chí mối quan hệ của bé với bạn bè hay những người khác cũng sẽ trở nên không suôn sẻ.
Vậy “nuông chiều” và “yêu thương” khác nhau như thế nào?
Khi nhắc đến “yêu thương”, chắc hẳn có nhiều người thường nhầm với “nuông chiều”. Hai từ này có nghĩa gần giống nhau nhưng lại mang tính chất hoàn toàn khác.
“Nuông chiều” là khi con có thể tự mình làm được mà cha mẹ lại làm sẵn luôn việc đó cho con. Điều này còn được gọi là can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con hay bao bọc con quá mức. Ngoài ra, việc đáp ứng ngay lập tức đòi hỏi vật chất của con như cho kẹo, đồ chơi hay cho tiền ... cũng chính là nuông chiều con. Có thể nói, nuông chiều chính là cách xử lý tình huống “tiện cho cha mẹ” để bắt con cái nghe lời cha mẹ.
Trái lại, “yêu thương” là khi con muốn được cha mẹ dỗ dành hay giúp đỡ, cha mẹ hiểu được tâm trạng đó của con và đồng ý làm điều đó cho con. Nói tóm lại, yêu thương chính là việc đón nhận và hiểu được nhu cầu tâm lý của con cái.
Trẻ em khi được cha mẹ yêu thương sẽ được lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn. Điều này giúp củng cố nền tảng của sự an tâm và tự tin trong tâm hồn của bé, và giúp bé vững bước trên con đường đời trong tương lai. Có thể nói “nuông chiều” là cách tiếp cận con vì bản thân cha mẹ, còn “yêu thương” là cách tiếp cận con vì chính bản thân bé. “Yêu thương” là điều không thể thiếu trong quá trình trưởng thành khỏe mạnh của bé. Bởi vậy, bạn không cần phải lo lắng rằng “Liệu mình có quá chiều bé?”.
Bé càng được yêu thương nhiều thì càng tự lập




Việc “yêu thương” bé hoàn toàn không phải là việc xấu. Điều này cũng không có nghĩa là bé sẽ trở thành người cứng đầu, ích kỷ và chỉ biết đến bản thân mình. Bé chỉ trở thành người cứng đầu, ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình khi “bị nuông chiều”.
Có ý kiến cho rằng phương pháp “yêu cho roi cho vọt” sẽ khiến bé tự lập hơn, nhưng trên thực tế, điều này ngược lại chỉ khiến bé trở nên thu mình và chống đối lại cha mẹ mà thôi. Những bé được cha mẹ yêu thương nhiều sẽ có cảm giác thỏa mãn cao hơn và sẽ trở thành người biết tự lập.
Bé cảm nhận đầy đủ sự yêu thương của cha mẹ sẽ học được tính tự lập một cách tự nhiên, do đó bạn không cần phải lo lắng. Hãy yêu thương bé thật nhiều mỗi khi bé muốn bạn làm điều đó nhé!


-----------------------------------------------------------------
 Contact:

Wonderkids Montessori School
 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.
Facebook: https://www.facebook.com/wonderkids.vn.edu
Website: http://wonderkidsmontessori.edu.vn

Wednesday 7 February 2018

Phải chiều con như thế nào cho đúng



Phải nuông chiều con như thế nào cho đúng ?






Chắc hẳn nhiều bà mẹ cảm thấy thật khó để xác định được ranh giới của việc chiều con và luôn cảm thấy đau đầu không biết nên chiều con mình đến mức nào thì được.

Khi con bạn nhõng nhẽo “Bế con...” rồi trèo lên đầu gối bạn thì đây chính là dấu hiệu con bạn muốn làm nũng. Sự làm nũng này của bé chính là bằng chứng bé cần tình yêu thương của cha mẹ. Bởi vậy, vào lúc này, bạn hãy để bé làm nũng hết mức có thể nhé.

“Con muốn được mẹ yêu”
“Con muốn cảm nhận hơi ấm của mẹ”
“Con muốn bố yêu con”

Khi bé muốn được cha mẹ yêu thương, bé sẽ làm nũng cha mẹ.
Khi bé nhõng nhẽo “Làm ... cho con đi!!!”, hay khi bé bướng bỉnh vì gặp việc gì đó không đúng ý “Con không muốn!!!” cũng là lúc bé muốn được cha mẹ yêu thương, muốn cảm nhận được tình yêu của cha mẹ.

Nếu được cha mẹ đón nhận hành động làm nũng này thì nỗi buồn và bất an trong bé sẽ biến mất ngay. Lúc này, tâm hồn của bé sẽ tràn ngập tình yêu thương của cha mẹ và bé sẽ cảm thấy an tâm rằng “Mình được cha mẹ yêu quý”, nhờ đó bé sẽ có được sự tự tin vào bản thân mình.

Hơn thế nữa, sự an tâm này sẽ tạo nên động lực cho bé “Mình phải cố gắng lên mới được!” và giúp bé trở nên tự lập.

Sẽ thế nào nếu bé không được cha mẹ yêu thương?




Ngược lại, nếu con bạn muốn được cha mẹ yêu thương mà cha mẹ lại không làm thì điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của con bạn khi bé lớn lên?

Nếu cha mẹ không thỏa mãn tình cảm của bé, bé sẽ mang lòng bất mãn và tức giận đối với cha mẹ. Bé sẽ nghĩ mình là người không đáng được yêu thương và dần dần mất tự tin.

Bên cạnh đó, nếu bé cảm thấy cha mẹ yêu thương mình chưa đủ, bé sẽ cảm thấy bất mãn và tức giận không chỉ với cha mẹ mà cả với những người xung quanh, bé sẽ trở nên hung hãn và có ý nghĩ mình là người bị hại. Thậm chí mối quan hệ của bé với bạn bè hay những người khác cũng sẽ trở nên không suôn sẻ.

Vậy “nuông chiều” và “yêu thương” khác nhau như thế nào?
Khi nhắc đến “yêu thương”, chắc hẳn có nhiều người thường nhầm với “nuông chiều”. Hai từ này có nghĩa gần giống nhau nhưng lại mang tính chất hoàn toàn khác.

“Nuông chiều” là khi con có thể tự mình làm được mà cha mẹ lại làm sẵn luôn việc đó cho con. Điều này còn được gọi là can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con hay bao bọc con quá mức. Ngoài ra, việc đáp ứng ngay lập tức đòi hỏi vật chất của con như cho kẹo, đồ chơi hay cho tiền ... cũng chính là nuông chiều con. Có thể nói, nuông chiều chính là cách xử lý tình huống “tiện cho cha mẹ” để bắt con cái nghe lời cha mẹ.

Trái lại, “yêu thương” là khi con muốn được cha mẹ dỗ dành hay giúp đỡ, cha mẹ hiểu được tâm trạng đó của con và đồng ý làm điều đó cho con. Nói tóm lại, yêu thương chính là việc đón nhận và hiểu được nhu cầu tâm lý của con cái.

Trẻ em khi được cha mẹ yêu thương sẽ được lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn. Điều này giúp củng cố nền tảng của sự an tâm và tự tin trong tâm hồn của bé, và giúp bé vững bước trên con đường đời trong tương lai. Có thể nói “nuông chiều” là cách tiếp cận con vì bản thân cha mẹ, còn “yêu thương” là cách tiếp cận con vì chính bản thân bé. “Yêu thương” là điều không thể thiếu trong quá trình trưởng thành khỏe mạnh của bé. Bởi vậy, bạn không cần phải lo lắng rằng “Liệu mình có quá chiều bé?”.

Bé càng được yêu thương nhiều thì càng tự lập




Việc “yêu thương” bé hoàn toàn không phải là việc xấu. Điều này cũng không có nghĩa là bé sẽ trở thành người cứng đầu, ích kỷ và chỉ biết đến bản thân mình. Bé chỉ trở thành người cứng đầu, ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình khi “bị nuông chiều”.

Có ý kiến cho rằng phương pháp “yêu cho roi cho vọt” sẽ khiến bé tự lập hơn, nhưng trên thực tế, điều này ngược lại chỉ khiến bé trở nên thu mình và chống đối lại cha mẹ mà thôi. Những bé được cha mẹ yêu thương nhiều sẽ có cảm giác thỏa mãn cao hơn và sẽ trở thành người biết tự lập.

Bé cảm nhận đầy đủ sự yêu thương của cha mẹ sẽ học được tính tự lập một cách tự nhiên, do đó bạn không cần phải lo lắng. Hãy yêu thương bé thật nhiều mỗi khi bé muốn bạn làm điều đó nhé!


 Link tham khảo :
https://goo.gl/GJSRoh
https://goo.gl/dhHd81
https://goo.gl/RL6TiM
https://goo.gl/BGmPzr
https://goo.gl/wJZA3R
https://goo.gl/FFnACi
https://goo.gl/SkJVkv
https://goo.gl/TYoijY
https://goo.gl/pM7Gp5
https://goo.gl/mSYaAa
----------------------------------------------------------------------------

 Contact:

 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.

Friday 2 February 2018

Tạo dựng mối quan hệ cho trẻ với mọi người xung quanh


Trẻ nhỏ và tầm quan trọng của sự gắn bó trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người


tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school
tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school

Kể từ lúc chào đời, trẻ nhỏ đã bắt đầu hình thành sự gắn bó với cha mẹ cũng như những người thân trong gia đình. Mối quan hệ này sẽ bền chặt hơn theo thời gian và có ảnh hưởng rất lớn đến cách cư xử với mọi người của trẻ trong tương lai.

Vậy sự gắn bó có tác động như thế nào đến trẻ trong tương lai?

Định nghĩa sự gắn bó và cách xây dựng mối quan hệ thân thiết theo quan điểm của người Nhật

tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school
tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school

Nói một cách đơn giản, sự gắn bó được hình thành trong quá trình xây dựng mối quan hệ ổn định với một người đặc biệt mà bản thân đã chọn, hay nói một cách dễ hiểu hơn, đó chính là “sợi dây liên kết đặc biệt” hay “mối quan hệ giúp chúng ta cảm thấy an tâm”. Có thể nói sự gắn bó chính là sợi dây liên kết tình cảm giữa chúng ta với những người nuôi dưỡng mình.

Sự gắn bó này được hình thành ở trẻ khi trẻ cảm nhận được rằng mình được đón nhận và yêu thương. Chẳng hạn như khi những người nuôi nấng và dạy dỗ trẻ mà trẻ đã chọn như cha mẹ hay cô giáo ở nhà trẻ luôn nhanh chóng nhận ra và đáp ứng những nhu cầu của trẻ, hay khi trẻ được cha mẹ thường xuyên ôm ấp, bế bồng…


Mối quan hệ gắn bó của một người bắt đầu từ lúc họ cảm nhận được tình mẫu tử và không ngừng được bồi đắp theo năm tháng qua mối quan hệ với những người quan trọng đối với bản thân người đó.
(“Aichaku shougai Kodomo jidai wo hikizuru hitobito”)

Để xây dựng và thắt chặt tình cảm với con, điều quan trọng là bạn cần thường xuyên cười với bé, trò chuyện vui vẻ với bé, hay vừa nhìn mặt bé vừa tương tác với bé thật nhiều. Hoặc bạn cũng có thể ôm hay bế con vào lòng… Tuy vậy, bạn cũng không cần phải quá đặt nặng điều này. Bởi vì nếu lúc nào cũng quá chăm chăm để ý đến việc xây dựng tình cảm với con thì ngược lại bạn và chồng có thể bị stress vì lo lắng quá mức. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn coi việc này như một điều hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày và thực hiện điều này một cách tự nhiên. Ví dụ như bạn có thể tạo cho mình thói quen bế con khi cho con bú, hay nhìn con khi nói chuyện với bé…


Một số điều cần biết về Rối loạn gắn bó (Attachment Disorder)
Rối loạn gắn bó là chứng rối loạn xuất hiện khi trẻ không thể hình thành mối quan hệ gắn bó với những người nuôi dưỡng mình như cha mẹ… khi còn nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lòng tin cơ bản nhất đối với người khác của trẻ không được hình thành như trong các trường hợp thông thường. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn gắn bó như do người nuôi dưỡng trẻ qua đời hoặc bỏ đi (trẻ mất đi đối tượng để yêu thương), môi trường giáo dục không phù hợp (trẻ bị người nuôi dưỡng ngược đãi hay bỏ bê…) hoặc do sự vô cảm, vô trách nhiệm của người nuôi dưỡng…

Tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó đối với trẻ nhỏ

tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school
tao-dung-moi-quan-he-cho-tre-voi-moi-nguoi-wonderkids-montessori-school

Khi mối quan hệ gắn bó hình thành, trẻ nhỏ sẽ được bao bọc bởi cảm giác an toàn, ít khi cảm thấy bất an và tỏ ra hứng thú tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Thêm vào đó, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và dễ dàng hình thành sự tin tưởng với mọi người. Đây cũng chính là cơ sở nuôi dưỡng khả năng sáng tạo, khả năng cảm thụ và khả năng học tập trong tương lai của trẻ. Khoảng thời gian từ lúc trẻ chào đời cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi là thời kỳ quan trọng nhất để trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với mọi người, và sự gắn kết này sẽ không ngừng được củng cố trong suốt cuộc đời sau này của trẻ. 

Cùng cười khi vui, cùng khóc khi cảm thấy buồn… Chắc rằng là cha là mẹ, ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được cùng con chia sẻ những cung bậc cảm xúc khác nhau như thế này. Kể từ thời khắc xuất hiện trên cõi đời này, trẻ nhỏ đã đem lại vô số niềm hạnh phúc cho những người thân xung quanh bé. Khi bé sinh ra, có lẽ cha mẹ sẽ cảm thấy khá vất vả và bận rộn với những việc lần đầu tiên mình phải làm. Thế nhưng những lo lắng, vất vả này lại là điều luôn đi kèm với việc chăm sóc con cái.

Bởi vậy, dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian ở bên con, trò chuyện và vui đùa cùng bé. Chắc chắn điều này sẽ giúp con bạn cảm nhận được rõ hơn tình yêu thương mà bạn dành cho bé. Mong rằng việc chăm sóc con cái cũng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống.

 Link tham khảo :
https://goo.gl/GJSRoh
https://goo.gl/dhHd81
https://goo.gl/RL6TiM
https://goo.gl/BGmPzr
https://goo.gl/wJZA3R
https://goo.gl/FFnACi
https://goo.gl/SkJVkv
https://goo.gl/TYoijY
https://goo.gl/pM7Gp5
https://goo.gl/mSYaAa


-------------------------------------------------------------------------
 Contact:

 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.

Thursday 1 February 2018

3 bước giúp các mẹ vượt qua thời kỳ phản kháng của bé



thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school
thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school

Bé nhà bạn lên 2 tuổi và bắt đầu biến thành ác mộng khi tiến vào “thời kỳ phản kháng”. Bé luôn miệng “Không”, “Con không chịu đâu”... trong mọi trường hợp! Tình trạng này thường xuất hiện và kéo dài khi bé từ 2 đến 4 tuổi, và khi đó bạn sẽ luôn bị xoay như chong chóng với sự bất hợp tác thường xuyên của bé.

Giống như bạn, các bà mẹ thường phát sầu đến mức chán nản với việc nuôi con trong “thời kỳ phản kháng đầu tiên” này. Nhưng nếu bạn nổi giận với bé, xin chúc mừng, bạn có thể sẽ được thưởng thức liên hoàn khúc “Không, không, không...” của bé. Và thế là bạn lại càng đau đầu hơn.

Vậy tại sao bé lại bắt đầu phản kháng lại bạn?

Đó là bởi vào thời kỳ này bé đã bắt đầu nhận thức được cái tôi cá nhân và muốn biểu đạt ý kiến của chính mình. Chính mong muốn biểu đạt ý kiến của bé là nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế bé hoàn toàn không có ý định làm khó bạn. Bé chỉ muốn tỏ rõ cái tôi của mình, và đây là một giai đoạn tất yếu và quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé. Tất nhiên, dù có hiểu rõ thời kỳ này đi chăng nữa, bạn cũng vẫn luôn phiền não, và chẳng ai không muốn thuận lợi vượt qua thời kỳ này.

Bài viết này sẽ bật mí cho các bạn 3 bước để thu phục các bé.

3 bí quyết giúp bạn thoát khỏi sự giận dữ để biến thân thành một bà mẹ hạnh phúc

 
thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school
thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school


Điều quan trọng giúp bạn và bé vượt qua thời kỳ này là sự trao đổi một cách hiệu quả. Nếu sử dụng “3 bước hội thoại” dưới đây, bạn có thể làm giảm tần suất phản kháng của bé, và biến thân thành một bà mẹ hạnh phúc.

Bước 1: Đồng cảm với bé
Điều đầu tiên mà bé cần là sự đồng cảm. Nếu bạn tỏ ra đồng cảm với tâm trạng của bé “Con không thích à?”, ”À, mẹ biết rồi, con khó chịu đúng không?”... thì bé sẽ biết mẹ hiểu điều mình muốn biểu đạt, bé sẽ an tâm và bình tĩnh lại. Sự an tâm sẽ ngăn cản những hành động phản kháng của bé và khiến bé chú ý đến một việc khác.

Nếu sự đồng cảm của bạn chưa thể giúp bé ngừng phản kháng, hãy sử dụng bước 2.

Bước 2: Biểu đạt tâm trạng của bạn
Nếu bé vẫn tiếp tục hành động dù bạn đã biểu đạt sự đồng cảm, hãy cho bé biết tâm trạng “con làm mẹ khó xử” của bạn. Bạn có thể nói với bé “Con cứ khóc thế này thì mẹ đau đầu lắm” hay “Con ném đồ lung tung thế này mãi làm mẹ dọn mệt ơi là mệt”... Hãy nói cho bé biết nguyên nhân khiến bạn khó chịu và cảm nhận của bạn. Ví dụ, nếu bé không sắp xếp gọn gàng đồ chơi của mình, bạn có thể bảo bé “Con mà để xe của con giữa nhà thế này, mẹ mà vô ý dẫm phải thì chân mẹ đau lắm cơ”... Khi hiểu rõ mình đang làm mẹ khó xử, bé sẽ bắt đầu nghĩ “A, mẹ đang khó chịu, mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”, và sẽ dừng hành động đó lại.

Trong trường hợp bé vẫn tiếp tục hành động của mình, hãy tiến hành bước 3.

Bước 3: Cùng bé nghĩ phương pháp
Trong trường hợp bước 2 không có hiệu quả, bạn hãy thử cùng bé suy nghĩ biện pháp xem.

Nếu bé không thể tự mình nghĩ ra biện pháp, hãy nói cho bé vài ý tưởng của bạn “Mẹ con mình cùng thi xem ai dọn nhanh hơn nhé”, “Hay là con thử đổi chỗ cất đồ chơi xem”... và để bé tự lựa chọn. Đừng áp đặt bé phải làm, hãy để bé chọn lựa cách mà mình thích “Con muốn làm như thế nào?” hay “Con cảm thấy cách nào hay hơn?”. Điều này khiến bé cảm giác biện pháp này do cả mình và mẹ nghĩ ra, bé sẽ bị thuyết phục và sẽ tự mình đi làm. Giải pháp cùng suy nghĩ này sẽ nuôi dưỡng khả năng tư duy và thói quen giao tiếp của bé, và hơn hết, biện pháp này khiến bé không cảm thấy bị mẹ điều khiển, điều này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ ấm áp giữa hai mẹ con bạn.


thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school
thoi-ky-phan-khang-cua-be-wonderkids-montessori-school

Để không bao giờ phải nổi giận với sự phản kháng của bé, trước tiên bạn hãy hít thở thật sâu và thử từng bước áp dụng “3 bước hội thoại” này xem. Bằng cách này bé sẽ sửa dần hành động của mình một cách tự nguyện và thời kỳ phản kháng của bé sẽ qua nhanh hơn bạn tưởng.

Source: https://world-mommy.com/pages/article/29

Link tham khảo:
https://goo.gl/wJZA3R
https://goo.gl/FFnACi
https://goo.gl/SkJVkv
https://goo.gl/TYoijY
https://goo.gl/pM7Gp5
https://goo.gl/mSYaAa
https://goo.gl/dhHd81
https://goo.gl/RL6TiM
https://goo.gl/BGmPzr


--------------------------------------------------------------------

 Contact:
 Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.
 

Campus 1

�� Campus 1: 210 Nguyen Van Huong, Thao Dien ward, dist. 2.
☎️ Call us: 028 6282 7666/Hotline: 0938909268
��Website: wonderkids.edu.vn

Campus 2

�� Campus 2: No - 4-6, 20th street, My Gia I, Phu My Hung, Dictrist 7, Ho Chi Minh City
☎️Call us: 028 54141416/ Hotline: 0977299288
��Website: www.wms.edu.vn

Campus 3

�� Campus 3: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, dist. 2.
☎️ Call us: 028 225 34 999/Hotline: 0938909268
��Website: wonderkidsmontessori.edu.vn
 
Blogger Templates