Pages

Ads 468x60px

Thursday 25 January 2018

Phải làm sao khi con cứ nhõng nhẽo và không chịu nghe lời

Làm thế nào khi con nhõng nhẽo và không chịu nghe lời?





Cứ mỗi lần đi mua đồ là con lại vòi vĩnh, đòi hết cái này đến cái kia “Mua cái này cơ...!”. Nếu bạn không mua là con sẽ khóc toáng lên và làm ầm ĩ cả cửa hàng. Điều này có khiến bạn cảm thấy mệt mỏi? Trong cuộc chiến mè nheo này, kết quả luôn chia ra làm 2 thái cực hoàn toàn khác nhau. Hoặc là bạn nạt con “Không mua!” và bắt con kiềm chế ý muốn của bản thân, và dành phần thắng về phía mình. Hoặc là bạn sẽ mất kiên nhẫn và thỏa hiệp “Thôi được rồi, mẹ mua cho con” và phần thắng thuộc về con bạn. Tuy vậy, dù là ai thắng đi chăng nữa thì người thua cũng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và không phục. Và kết cục sẽ chẳng hề tốt đẹp vì đây là điều mà cả bạn và con đều không mong muốn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách giải quyết cuộc chiến mè nheo này một cách hiệu quả mà vẫn duy trì được tâm trạng vui vẻ của cả bạn và con. Do ý muốn “muốn mua” của con bạn khá mạnh nên ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó mà đấu lại con mình. Bởi vậy, bạn có thể thử áp dụng trình tự 3 bước của phương pháp mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. (Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về trường hợp con nằng nặc đòi mua bánh kẹo.)









Làm thế nào khi con nhõng nhẽo và không chịu nghe lời 1. Thông cảm với tâm trạng rất muốn có món đồ đó của con Trẻ nhỏ thường không giỏi kiềm chế ý muốn của bản thân trước món đồ mà mình muốn có. Đặc biệt nếu đó là những loại bánh kẹo đang được bày ngay trước mắt trẻ. Vào lúc này, nếu bạn mắng con “Không được!”, “Chịu khó đi con!” hay “Mẹ đã bảo là sẽ không mua rồi cơ mà!” thì sẽ chỉ càng khiến con bạn mè nheo hơn mà thôi. Do đó, trong tình huống này, trước tiên hãy chia sẻ với tâm trạng của con bằng cách nói với bé “Con thích món đồ này lắm phải không?” hay “Con muốn mua gói kẹo này à?”... Khi nhận được sự thông cảm từ phía mẹ, tâm trạng của trẻ sẽ trở nên ổn định hơn. Tuy vậy, trên thực tế, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân chẳng hề đơn giản với trẻ nhỏ khi mà bé đang nhìn thấy bánh kẹo mà mình yêu thích ngay trước mắt. Do đó, sau khi bày tỏ sự thông cảm của mình với con, hãy nói cho con biết suy nghĩ của bạn. 2. Nói cho con biết lý do bạn không thể mua cho con lúc này




Làm thế nào khi con nhõng nhẽo và không chịu nghe lời Sau khi tâm trạng của con đã trở nên ổn định hơn, hãy nói cho con biết suy nghĩ của bạn, nói cho con biết lý do tại sao bạn không thể mua cho con cũng như tâm trạng của bạn lúc này. Chẳng hạn như nếu mẹ con bạn đã quyết định sẽ không mua bất cứ món đồ nào ngoài các món đồ trong danh sách các món đồ cần mua thì bạn có thế bảo con “Hôm nay mẹ chỉ mang đủ tiền để mua những món đồ mà mẹ con mình đã lên danh sách cần mua. Nếu mua kẹo thì mẹ sẽ không đủ tiền để mua các món đồ khác (lý do), nên mẹ rất khó xử (tâm trạng)”... Điểm mấu chốt lúc này là bạn nên thể hiện bằng thái độ của mình để con thấy rằng “Đúng là mẹ đang rất khó xử”. Ngoài ra, chắc rằng bạn cũng có những lý do khác của riêng mình như “muốn tiết kiệm tiền”, “ở nhà cũng có bánh kẹo rồi” hay “không tốt cho sức khỏe”... Nhìn chung, hãy nói thẳng lý do và tâm trạng của mình cho con biết. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp bạn vẫn không thuyết phục được con dù đã thử cả hai bước kể trên. Vào lúc này, hãy thử áp dụng phương pháp tiếp theo. 3. Trao đổi và quyết định với con xem nên làm thế nào ?




Làm thế nào khi con nhõng nhẽo và không chịu nghe lời Trong trường hợp dù đã thử đủ mọi cách mà con vẫn muốn mua món đồ đó thì bạn có thể thử trò chuyện cùng con “Vậy theo con, mẹ con mình nên làm thế nào?”. Nếu bạn chỉ đưa ra một đáp án duy nhất và nói với con “Không được!” thì hành động này chỉ khiến con bạn cảm thấy khó chịu, bực bội hơn mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn trao đổi với con rồi cùng con quyết định thì trong nhiều trường hợp bạn có thể sẽ thuyết phục được con mình một cách dễ dàng. Bạn có thể đưa ra các ý kiến như “Nhà mình còn nhiều bánh kẹo lắm, lát về mẹ cho con ăn nhé”, “Hôm nay mẹ chưa mua được, để lần tới mẹ mua cho con sau nhé” hay “Mẹ quyết định rồi, vào thứ 7 hàng tuần mẹ sẽ mua bánh kẹo cho con nhé”..., sau đó cùng con lựa chọn cách giải quyết mà cả bạn và con đều tán thành. Có thể nói đây chính là cách giải quyết có lợi cho cả hai bên (“Win-Win”) khiến cả bạn và con bạn đều cảm thấy hạnh phúc. Khi mong muốn được làm một việc gì của trẻ quá lớn thì khoảng thời gian cần thiết để cha mẹ giải thích cho con hiểu suy nghĩ của mình có thể sẽ mất khá lâu. Dù thế, đây chính là lúc bạn cần kiên nhẫn ở bên con và trò chuyện cùng với con/. Trên thực tế, 3 bước được giới thiệu trong bài viết này rất có hiệu quả trong việc nuôi dưỡng tính nhẫn nại của trẻ nhỏ. Nếu nắm rõ được điều này, chắc rằng cha mẹ nào cũng sẽ cảm thấy có động lực để cố gắng hơn mỗi khi thấy con mình vòi vĩnh hay mè nheo. 

 ----------------------------------------------------------------------------- Wonderkids Montessori School 
 Address: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien Ward, District 2, HCM 
Call Us: 
 Phone: (+84) 28 2253 4999 
Hotline: (+84) 938 909 268 

0 comments:

Post a Comment

 

Campus 1

�� Campus 1: 210 Nguyen Van Huong, Thao Dien ward, dist. 2.
☎️ Call us: 028 6282 7666/Hotline: 0938909268
��Website: wonderkids.edu.vn

Campus 2

�� Campus 2: No - 4-6, 20th street, My Gia I, Phu My Hung, Dictrist 7, Ho Chi Minh City
☎️Call us: 028 54141416/ Hotline: 0977299288
��Website: www.wms.edu.vn

Campus 3

�� Campus 3: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, dist. 2.
☎️ Call us: 028 225 34 999/Hotline: 0938909268
��Website: wonderkidsmontessori.edu.vn
 
Blogger Templates