Bạn có thể khơi dậy động lực ở bé chỉ bằng lời nói !
Bạn có từng nổi giận quát mắng “Đừng có mà khóc nữa!” hay “Có thôi ngúng nguẩy hay không!”... khi bé nhà bạn khóc lóc ầm ĩ hay ngúng nguẩy không thôi? Mà sau khi nghe mẹ mắng xong, chẳng những bé không hề có dấu hiệu nín khóc, mà thậm chí còn khóc to hơn nữa.
Tại sao lại như vậy?
Những câu nói sẽ lấy đi động lực hành động của bé
Giả dụ như khi bé nhà bạn bị ngã ở vệ đường và bắt đầu khóc rống lên. Khi đó, bạn không nên nói với bé những lời sau đây.
1. Ra lệnh cho bé: “Không được khóc!”, “Đi đứng cẩn thận chứ!”...
Khi bị ngã, bé khóc vì thấy đau đớn. Lúc này, trong đầu bé chỉ biết có đau đớn và bất an. Do đó, bé sẽ chẳng có thời gian để ý đến lời nói của mẹ đâu. Vào thời điểm này, dù bạn có ra lệnh cho bé đi nữa, bé cũng chỉ cảm thấy tức giận vì mẹ chẳng thông cảm cho mình gì cả và phản kháng lại bạn.
2. Hù dọa bé: “Con mà cứ khóc nữa là mẹ không cho đồ ăn vặt đâu đấy”...
Có lẽ bạn sẽ thấy hiệu quả khi dọa sẽ phạt bé nếu bé không chịu làm điều bạn muốn, bởi bé sẽ sợ hãi và lo ngại khi nghe những việc đó. Khi sợ hãi, bé sẽ nghe lời, nhưng cách làm này chỉ khiến bé ngày càng bất mãn và thậm chí có thể trở nên ghét bạn.
3. Hỏi bé dồn dập: “Sao con lại khóc? Con làm sao thế? Sao tự nhiên lại ngã thế?”...
Tâm lý lo lắng khi con gặp chuyện của các bậc phụ huynh ở đâu cũng giống nhau. Chúng ta thường không ngừng hỏi trẻ “Tại sao...?”, “Có sao không?”. Thế nhưng, trên thực tế, càng bị hỏi bé sẽ càng bối rối không thể trả lời một cách rõ ràng, hay thậm chí khiến bé trở nên phòng thủ và không chịu hé miệng trả lời.
4. Coi thường bé: “Có thế mà cũng khóc, con đúng là mít ướt”
Bé sẽ cảm thấy bị coi thường và tổn thương khi nghe bạn nói những lời như thế. Bé có thể sẽ đánh mất sự tự tin, cảm thấy mình vô dụng và dần mất đi niềm tin vào bản thân mình.
Những cách nói giúp khơi dậy động lực hành động của bé
Những câu nói vô tình của bạn có thể sẽ khiến bé không muốn làm bất kỳ một việc gì. Vậy thì, phải làm thế nào khi mỗi khi bé khóc lóc hay hờn dỗi?
Điều quan trọng nhất chính là sự đồng cảm!
Đầu tiên, điều mà bạn cần làm là đồng cảm với bé, hãy cố gắng thấu hiểu tâm trạng của bé lúc này. Giả dụ như, trên đường mua sắm trở về, bé bắt đầu hờn dỗi “Con không muốn đi bộ nữa đâu”, lúc này tôi rất hiểu tâm trạng muốn nổi đóa lên của các bạn, nhưng thứ bé cần nhất trong lúc này lại là sự đồng cảm.“Đi lâu thế, chắc con mệt lắm nhỉ”, “Ra đây mẹ yêu nào”, hãy thử nói chuyện nhẹ nhàng với bé xem.
Khi cảm thấy mẹ hiểu tâm trạng của mình, bé sẽ an tâm, tâm trạng cũng bình ổn lại và tự tin hơn về bản thân. Đây là một phương thức hữu hiệu giúp tạo động lực cho bé.
Khi được mẹ đồng cảm “Con mệt rồi nhỉ”, bé sẽ nghĩ “A, mẹ hiểu điều mình muốn nói”. Lúc này bạn chỉ cần nhờ bé “Mẹ cũng mệt lắm, nhưng mẹ con mình đi thêm một tí nữa nhé”, là nhất định bé sẽ trả lời bạn “Vâng, con sẽ cố thêm tí nữa ạ”.
Có lẽ phương thức này sẽ không có hiệu quả ngay trong lần đầu tiên bạn áp dụng. Đừng vội từ bỏ, chỉ cần bạn tiếp tục áp dụng phương thức này, dần dần thái độ của bé sẽ thay đổi.
3 hành động tạo động lực cho bé
--- Đồng cảm, lý giải tâm trạng bé, làm bé an tâm bằng cách nói cho bé biết sự đồng cảm của bạn
--- Nhờ bé điều mà bạn muốn bé làm
--- Đừng bỏ cuộc ngay từ lần đầu tiên thất bại, hãy lặp lại cách thức này để bé thấu hiểu, yên tâm và có sự tự tin về bản thân mình
Bạn có thể sẽ cần đến sự nhẫn nại vào những lúc phương thức này không hiệu quả, nhưng đừng vội bỏ cuộc, hãy tiếp tục áp dụng nó và chắc chắn bạn sẽ sớm thấy hiệu quả tuyệt vời của nó thôi.
source: https://world-mommy.com/pages/article/46
Link tham khảo :
https://goo.gl/pM7Gp5
https://goo.gl/mSYaAa
https://goo.gl/C5kPTN
https://goo.gl/9b9YS7
https://goo.gl/yPoqGw
https://goo.gl/CgR9Xk
https://goo.gl/BGmPzr
https://goo.gl/RL6TiM
https://goo.gl/dhHd81
-------------------------------------------------------------------------
Wonderkids Montessori School
Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.
Website: http://wonderkidsmontessori.edu.vn
0 comments:
Post a Comment