5 LÝ DO DƯỚI ĐÂY SẼ GIÚP BẠN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC NÀY:
1. Montessori chuyển đổi từ cụ thể sang trừu tượng.
Điều đầu tiên ta nhận thấy và đánh giá cao về môi trường Montessori chính là việc tất cả các vật liệu, tài liệu học hữu hình và chủ đề được chuyển từ cụ thể đến trừu tượng như thế nào. Trẻ có thể tương tác với các khái niệm và ý tưởng chứ không chỉ đơn thuần ghi nhớ sự thật.
Trẻ định lượng một con số trong toán học, hiểu được giá trị của vị trí các con số bằng cách biểu diễn hình ảnh của hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, phát triển các giác quan của mình bằng những trải nghiệm xúc giác với các tấm bảng thô và mượt mà, máy phát âm thanh hình trụ, những chiếc hộp nhiều màu sắc, và tìm hiểu các dạng đất và nước bằng cách đổ nước vào đất và nước dưới dạng mô hình nhỏ. Cứ như vây, tư duy của trẻ sẽ liên tục được phát triển.
2. Montessori tạo cho trẻ cảm giác yêu thích việc học.
Một số người nói rằng Montessori là quá nghiêm khắc, trong khi những số khác cho rằng nó là quá tự do. Sự thật là Montessori thuộc ở đâu đó ở giữa. Rất khó để điều chỉnh một đứa trẻ từ xã hội của người lớn của chúng ta khi đòi hỏi chúng phải thích ứng với tốc độ của người lớn, nhưng một khi bạn bắt đầu, bạn sẽ thấy được rằng trẻ thực sự có thể nhìn thấy, thích và khám phá thế giới nhiều như thế nào.
Các tài liệu Montessori khơi dậy tính tò mò trong trẻ một cách tự nhiên và cho phép chúng nghĩ ra những cách mới để làm việc. Montessori giúp trẻ tự học và tự khám phá, nhưng không đưa ra hướng đi từng bước.
3. Montessori giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Montessori mang những đứa trẻ ra thế giới bên ngoài lớp học. Nó ảnh hưởng đến cách chúng tương tác với những người khác, sự tự do mà chúng có trong nhà, dạy chúng biết tự chăm sóc bản thân, môi trường và những người khác và dạy họ cách tham gia tích cực vào việc học và môi trường xung quanh.
Montessori trang bị cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, cho chúng những kỹ năng thực tế có mục đích và có thể trở thành thành viên đóng góp trong gia đình, lớp học và cộng đồng sau này. Montessori nhìn thấy đứa trẻ không chỉ là một con người thu nhỏ mà còn là một người có khả năng và năng lực.
4. Montessori không đề cập đến phần thưởng.
Không có những ngôi sao bằng vàng trong môi trường Montessori. Không có điểm. Không có "Nhìn em thông minh như thế nào!". Không có phần thưởng cho việc học ngoài niềm vui bên trong mà đứa trẻ nhận được khi khám phá ra điều gì đó mới mẻ hoặc nhận ra rằng chúng đã có được một kỹ năng mới. Khi Montessori khen ngợi, nó rất cụ thể, sự khen ngợi đó luôn được cụ thể hóa.
Một trong những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục của chúng và đã ảnh hưởng đến xã hội chính là ý tưởng chúng ta cần phải có một phần thưởng cho mọi thành tựu. Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang đi vệ sinh nhưng được hứa hẹn sẽ được thuỏng kẹo cho việc đi đúng cách, hay trẻ sẽ được nhận bánh khi chúng bỏ được sự bực tức của mình…
Điều đó đã khiến trẻ có xu hướng làm một điều gì đó là để nhận được quà hoặc thưởng. Đứa trẻ sau đó mong đợi một phần thưởng khi chúng làm tốt hơn là làm tốt vì mục đích niềm vui học tập hoặc vì để có cách hành xử thích hợp bởi vì trẻ nhận ra rằng đó là những gì hữu ích mà một thành viên thường đóng góp cho xã hội. Khi trao phần thưởng, chúng ta đào tạo những đứa trẻ làm điều đó vì phần thưởng hơn là giá trị nội tại của việc học tập, của việc sở hữu thêm được một kỹ năng hoặc của việc trẻ đóng góp cho cộng đồng (gia đình, lớp, v.v ...).
5. Montessori tập trung vào từng đứa trẻ và tiềm năng phát triển của chúng.
Vấn đề lớn nhất chúng ta thường thấy khi theo học các trường truyền thống chính là việc có một chương trình giảng dạy dựa trên độ tuổi của trẻ và kỳ vọng rằng tất cả trẻ sẽ cùng học tập và tiến bộ thông qua các tài liệu đó ở cùng tốc độ và mỗi kết quả đạt được tối ưu. Điều đó là không xảy ra, sự thật là sẽ không xảy ra.
Tại sao vậy?
Bởi vì không có hai đứa trẻ nào cùng phát triển giống nhau. Hãy nghĩ xem, một học sinh A đã cảm thấy chán trong một chủ đề, bởi vì người đó đã hiểu được hết các khái niệm và từ đó công việc trở nên quá dễ dàng cho họ. Trong khi đó, một đứa trẻ B khác có thể phải rất nghiêm túc đấu tranh với khái niệm tương tự. Điều này dẫn đến đứa trẻ A sẽ chán nản và bị mất hứng thú học tập khi phải chờ đợi bạn của mình bắt kịp, trong khi đứa trẻ đang gặp khó khăn kia lại cảm thấy xấu hổ khi chúng "thất bại".
Trong môi trường Montessori, cả hai học sinh có thể cùng phát triển đầy đủ tiềm năng của mình cũng như làm việc theo tốc độ của riêng mình. Chúng không phải chờ đợi cho các học sinh khác để bắt kịp hoặc cảm thấy bản than như một sự thất bại vì không hiểu các phân số như những đứa trẻ khác. Mỗi trẻ học khác nhau và ở một tốc độ khác nhau, đó là lý do tại sao Montessori công nhận rằng giai đoạn nhạy cảm ở trẻ và việc quan sát hàng ngày của giáo viên là rất quan trọng.
Mặc dù một số người có thể nói điều này làm cho giáo viên nhiều công việc hơn, nhưng trong môi trường Montessori thì không. Phạm vi và trình tự của mỗi môn học (toán học, ngôn ngữ, đời sống thực tế, cảm giác, văn hoá / địa lý, thực vật học, động vật học ...) cũng giống nhau cho mỗi học sinh. Các tài liệu đã được chuẩn bị và được sắp xếp trên kệ. Tất cả những gì giáo viên cần và phải làm là phải biết được học sinh của mình đang ở trình độ nào và sẵn sàng bài học tiếp theo cho chúng.
Đó là những lý do chúng tôi nghĩ bạn nên chọn trường Montessori cho con mình. Vậy còn bạn thì sao? Điều gì khiến bạn thích Montessori?
-------------------------------------------------------------------
Contact:
Wonderkids Montessori School
Add: 3A Tong Huu Dinh, Thao Dien ward, District 2, HCMC.
Tel: 028 225 34 999 / Hotline: 0938909268.
Facebook: https://www.facebook.com/wonderkids.vn.edu
Website: http://wonderkidsmontessori.edu.vn
0 comments:
Post a Comment